Sửa chữa máy giặt tại Hà Nội 0977.959.74

Chào mừng bạn đến với ĐIỆN LẠNH QUANG TRUNG LIÊN HỆ:0977.959.749 Phục Vụ Nhanh nhất – Thuận tiện nhất - Giá cả hợp lý nhất – Chất lượng nhất – Yên tâm nhất.Mạng lưới toàn Hà Nội.
Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN TỨC VỀ MÁY GIẶT. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TIN TỨC VỀ MÁY GIẶT. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Mẹo khử mùi hôi trên áo quần dễ dàng

Áo quần bạn giặt rồi nhưng vẫn còn mùi hôi? mùi hôi ở đây cũng một phần do thời tiết, để khắc phục tình trạng này. Điện lanh quang trung chuyên sửa máy giặt Panasonic tại nhà xin hướng dẫn bạn mẹo khử mùi trên áo quần một cách dễ dàng.
cach-khu-mui-hoi-tren-quan-ao
Khử mùi hôi nách trên áo quần dễ dàng
Một điều nữa bạn có thể làm để quần áo thơm tho là học cách giặt áo sơ mi. Ngâm áo trong nước cực lạnh ngay khi đi về nhà, bôi xà phòng (bột giặt) vào vùng nách. Để chắc chắn bước sau đó hiệu quả, hãy lộn trái áo và bôi bột giặt vào dưới cánh tay áo, trực tiếp ở vùng nách. Chờ vài phút và giặt áo càng sớm càng tốt. Ngoài ra, cũng cần vò đủ mạnh để mùi hôi bay đi.
Khử mùi trong lúc ngâm quần áo
  • Dùng nước vo gạo hoặc nước đậu tương để giặt quần áo bị ố vàng sẽ có tác dụng tẩy trắng rất hiệu quả. Cách làm đơn giản, sau khi làm ướt quần áo bạn có thể dùng nước vo gạo ngâm và vò nhẹ lên các vết ố, sau đo giặt lại với xà phòng.
  • Ngâm quần áo trong nước muối nồng độ từ 3% đến 5% khoảng 30 phút. Sau đó xả lại một lần với nước sạch rồi cho xà phòng vào giặt như bình thường.
  • Các loại tinh dầu như oải hương là liệu pháp tốt nhất để ướp một thứ hương nhẹ nhàng tinh tế cho trang phục của bạn. Thêm nước hoa vào bàn là hơi nước, nhẹ nhàng là trên mặt vải, đây là mẹo nhỏ hữu ích với những loại quần áo được cất trữ lâu sau một mùa.
Mẹo khử mùi hôi nách trên áo
  • Dấm là mẹo vặt khử mùi hôi nách trên áo khá hiệu quả. Dấm có công dụng hết sức tuyệt vời là khôi phục lại mùi mới tinh tươm cho đống quần áo sạch của bạn. Chỉ cần cho thêm ¼ tách dấm trắng hòa lẫn với bột giặt vào máy giặt, hoặc thau quần áo, bạn sẽ ngăn chặn được những mùi hôi khó chịu.
  • Cách khác là bạn có thể sử dụng nước cốt bí để giặt quần áo cách làm vậy cũng có tác dụng tẩy các vết ố rất tốt.
Trang phục phù hợp cho người bị bệnh hôi nách :
  • Bạn nên chọn các loại trang phục làm bằng chất liệu khô thoáng, nhẹ, thấm hút mồ hôi như cotton để giúp cơ thể thông thoáng, đem lại cho bạn cảm giác mát mẻ.
  • Bạn cũng nên tránh mặc những bộ quần áo từ sợi tổng hợp hay phi bóng vì những chất liệu này không những không thấm mồ hôi mà nó còn góp phần khuếch tán mùi cơ thể của bạn.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên tránh mặc các loại quần áo chật, bố sát người, vì dễ làm cho cơ thể bí hơi, bốc mùi.

Các sự cố thường gặp ở board máy giặt

Tất cả các bộ phận trong máy giặt,  board mạch đóng vai trò quan trọng nhất, nó như bộ não trung tâm điều khiển mọi hoạt động của thiết bị. Board mạch máy giặt được thiết kế để vận hành máy giặt tại các chu trình: giặt, xả và vắt được hợp lý, theo một nguyên tắc nhất định. Tuy nhiên sau một thời gian vận hành không thể tránh được những hư hỏng. Vì thế việc sửa máy giặt là điều không thể tránh.
Các sự cố thường gặp ở board máy giặt

Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của board mạch máy giặt

  • Đây được xem như bô phận có cấu tạo phức tạp, bởi vì có rất nhiều linh kiện điện tử, con chíp và rất nhiều IC được đặt trong bộ phận này.
  • Các sự cố máy giặt thường xảy ra với board mạch.
  • Đối với các máy giặt đời mới thì trên board mạch máy, nhà sản xuất trang bị thêm một bộ phận khóa, bộ phận này giúp ngăn ngừa sự nguy hiểm đối với trẻ em. Đối với một số máy đời cũ thì bộ phận này không được trang bị.

Các sự cố thường gặp

  • Do có rất nhiều linh kiện điện tử được trang bị trên board mạch. Vì vậy đây cũng là bộ phận thường dễ bị hư hỏng nhất. Những hư hỏng thường gặp ở board mạch máy giặt.
  • Máy hoạt đông nhưng đèn nguồn không hiển thị
  • Máy báo kêu tiếng bíp bíp và và bàn phím sáng lên tất cả các đèn
  • Board mạch bị hoạt động sai chương trình
  • Bàn phím bấm nhưng không có tác dụng
  • Nguồn điện đã được cấp vào nhưng đèn tín hiệu không sáng.
  • Ngoài ra, không nên đặt máy nơi ẩm ướt như: Nhà vệ sinh, nhà bếp…. Cần đặt máy ở nơi khô thoáng, để tránh những tình hư hỏng cho board mạch máy .

Điện yếu có ảnh hưởng đến tuổi thọ máy giặt?

Với nhiều câu hỏi được gởi về hòm thư cho công ty ,với nội dung như điện yếu có ảnh hưởng gì đến máy giặt hay không? Để giải đáp những thắc mắc đó. Điện lạnh quang trung chuyên sửa máy giặt tại nhà sẽ đưa ra thông tin chi tiết để đọc giả tham khảo và giải quyết được những thắc mắc của mình
Điện yếu có ảnh hưởng đến tuổi thọ máy giặt?

Máy giặt hoạt động tốt nhất trong khoảng điện áp từ 220V – 240V tùy theo nhu cầu sử dụng và vùng có điện áp ổn định ở từng khu vực. Nếu máy giặt nhà bạn được cung cấp điện áp ở mức ổn định này thì máy giặt sẽ chạy và hoạt động bình thường theo thiết kế của nhà sản xuất.

Điện áp yếu có ảnh hưởng gì đen hiệu suất hoạt động của máy giặt

Điện áp không ổn định có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động của máy giặt.
  • Kéo dài thời gian của từng chương trình giặt
  • Máy giặt không sạch
  • Máy giặt vắt không khô
  • Máy giặt báo lỗi, nháy đèn
  • Máy giặt mất nguồn…       
Hiện nay, máy giặt thế hệ mới đã có thêm nhiều tính năng nhằm cải thiện khả năng hoạt động tốt hơn với những vùng điện áp không ổn định. Đặc biệt như, máy đã có thêm chức năng tự báo lỗi, nghĩa là nếu điện áp không đủ để máy hoạt động, máy sẽ báo lỗi.

Giải pháp giúp cải thiện điện áp cho ngôi nhà của bạn

Điện áp ổn định giúp kéo dài tuổi thọ cho các thiết bị điện tử trong ngôi nhà của bạn. Không những thế, điện áp ổn định giúp tiết kiện điện năng.
Sử dụng thiết bị ổn định điện áp (Lioa) cho căn nhà của bạn là giải pháp tốt nhất, giúp bảo vệ và nâng cao tuổi thọ cho các thiết bị điện trong căn nhà của bạn.

Sai lầm thường gặp làm giảm tuổi thọ máy giặt

Với cuộc sống bận rộn như hiện nay, máy giặt ngày càng trở thành thiết bị hữu ích không thể thiếu của nhiều gia đình vì nó quá tiện dụng, tiết kiệm thời gian cũng như sức lức của con người. Sử dụng nó thường xuyên nhưng đôi khi những việc làm nhỏ nhặt hằng ngày sẽ vô tình làm máy giặt nhà mình hư hỏng. Vì thế hãy cùng  Trung tâm điện lạnh quang trung với dịch vụ  chuyên sửa máy giặt tại nhà tham khảo bài viết sau đây để biết được những việc làm sai nên tránh nhé.

1. Ngâm quần áo ướt trong mát giặt

Để quên quần áo ướt trong máy giặt một thời gian dài sau khi giặt xong dẫn đến mùi hôi khó chịu, tạo môi trường thuận lợi để nấm mốc xuất hiện và sinh sôi trên quần áo và cả trong máy giặt.
- Cách khắc phục: Cố gắng lấy quần áo đã giặt xong ra khỏi máy giặt ngay lập tức. Vì một số lý do nên bạn không thể phơi quần áo luôn, thả chúng vào trong những chiếc giỏ nhựa, để ở khu vực thông thoáng nhằm giảm nguy cơ sinh ra mùi hôi và nấm mốc. Nếu bạn thậm chí không thể lấy quần áo ra thì ít nhất phải mở cửa máy giặt.

2. Dây khóa kéo

Bên cạnh những chiếc móc/nút quần áo, dây khóa kéo có thể bị mắc vào các lỗ trống bên trong lồng giặt. Chúng còn gây ra vết xước nghiêm trọng trên cánh cửa của loại máy giặt cửa trước. Những vết xước này không chỉ làm giảm thẩm mỹ mà còn có khả năng xảy ra vụ nổ kính trong quá trình sử dụng.
- Cách khắc phục: Trước khi khởi động máy giặt, chắc chắn tất cả các dây khóa kéo trên quần áo đều được kéo lên hoàn chỉnh.

3. Sử dụng chất giặt tẩy quá nhiều

Nhiều người cho rằng sử dụng càng nhiều chất giặt tẩy thì quần áo càng được giặt sạch hơn. Trên thực tế, điều này có xu hướng để lại một lượng cặn xà phòng rất lớn trên quần áo và các phần khác nhau của máy giặt. Bảng điều khiến chính là bộ phần dễ bị hư hại nhất do cặn xà phòng.
- Cách khắc phục: Đọc kỹ hướng dẫn của từng loại chất giặt tẩy để điều chỉnh liều lượng phù hợp với số quần áo cần giặt.

4. Móc khóa đồ lót

Đồ lót phụ nữ, đặc biệt là áo ngực được thiết kế rất tỉ mỉ, tinh tế nhưng chúng vẫn có những chi tiết thô cứng khiến máy giặt phải “ngán ngẩm”. Bởi vì, móc khóa và gọng áo có thể phá hỏng lồng giặt.
- Cách khắc phục: Giặt tay hoặc sử dụng túi giặt là 2 cách đơn giản để bảo vệ cả đồ lót lẫn máy giặt. Bạn có thể tận dụng vỏ gối cũ thay thế túi giặt để tiết kiệm chi phí.

5. Tiền xu

Một vật kim loại quen thuộc khác có hại cho máy giặt của bạn chính là tiền xu. Tiền xu bị bỏ quên trong túi quần, túi áo chắc chắn sẽ gây ra sự va đập lớn với lồng giặt và cánh cửa máy giặt với một lực mạnh hơn gấp nhiều lần so với dây khóa kéo và móc khóa.
- Cách khắc phục: Kiểm tra toàn bộ các túi trên quần áo trước khi bỏ chúng vào máy giặt.

6. Nhồi nhét quần áo quá nhiều vượt mức cho phép

Máy giặt sẵn sàng thực hiện công việc giặt giũ hỗ trợ bạn hàng ngày, miễn sao chúng không bị nhồi nhét đến mức “nghẹt thở”! Giặt quá nhiều quần áo trong 1 lần, vượt quá quy định có xu hướng làm hao mòn hệ thống dây cu-roa và vòng bi của máy.
Cách khắc phục: Kiểm tra thật kỹ số cân nặng cho phép trong mỗi lần giặt từ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
nhung-sai-lam-lam-giam-tuoi-tho-may-giat

7. Nước lạnh

Mặc dù giặt quần áo với nước lạnh giúp tiết kiệm năng lượng và giảm sự co rút, phai màu quần áo, nhất là quần áo làm bằng chất liệu sợi tự nhiên. Tuy nhiên, máy giặt của bạn sẽ hoạt động tốt hơn và có mùi dễ chịu hơn nếu thường xuyên thực hiện chu kỳ bảo dưỡng với nước nóng.
- Cách khắc phục: Làm trống máy giặt, thiết lập chế độ nước nóng nhất (hoặc đổ nước nóng bên ngoài vào nếu máy giặt không có sẵn chế độ nước nóng), thêm một cốc giấm ăn và khởi động máy chạy đủ một chu kỳ giặt để loại bỏ hoàn toàn cặn bột giặt, cặn vôi tích tụ lâu ngày. Thực hiện chu kỳ bảo dưỡng ít nhất 1 lần/tháng.

8. Cắm điện quá lâu

Dòng điện tăng giảm đột ngột sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến các mạch điện và làm tan chảy các thành phần nhựa của bất kỳ thiết bị nào có chứa bộ vi xử lý, chẳng hạn như tủ lạnh, máy tính và máy giặt.
Cách khắc phục: Bảo vệ tất cả các thiết bị đắt tiền bằng cách thiết lập hệ thống điện ổn định. Nên rút phích cắm điện hoặc ngắt nguồn điện của máy giặt khi không sử dụng.

Trung Tâm Điều Hành

K9 Bách khoa……0977.959.749
    2F Quang Trung……0926.477.422
 16 Lí Nam Đế……(04).2211.8079
  180 Cầu Giấy……..(04).2215.3199
  27 Cát Linh……….(04.)2211.6759
           379 Hoàng Hoa Thám….(04).2210.0809
     129Nguyễn Trãi…….(04).2211.8079

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

MÁY GIẶT BỊ KÊU KHI VẮT HOẶC RUNG LẮC MẠNH

Khắc phục, sửa chữa máy giặt khi vắt kêu ồn, rung lắc



MÁY GIẶT BỊ KÊU KHI VẮT HOẶC RUNG LẮC MẠNH

  • Khi máy giặt nhà bạn bị kêu khi vắt hoặc rung lắc khi đang giặt .
  • Bạn nên kiểm tra lại vị trí đặt máy giặt có được cân bằng hay không,
  • Nếu không ta cần phải kê đặt lại máy giặt cho thật cân bằng.
  • Một số máy giặt sau thời gian sử dụng các thanh treo giảm sóc đã không còn đàn hồi tốt dẫn đến hiện tượng mất cân bằng ở chế độ vắt khô quần áo, khi đó thùng (lồng giặt) sẽ va chạm vào thành máy giặt tạo ra tiếng kêu ồn, hoặc do quần áo bên trong lồng giặt quá nhiều dẫn đến việc quần áo bị dồn về một góc lồng giặt, khi vắt lồng quay với tốc độ cao dẫn đến va đập tạo nên tiếng ồn, bạn nên kiểm tra lại.
  • Một số trường hợp khi máy giặt kêu ồn gây khó chịu, và hiện tượng kêu ồn, vắt rung đã xảy ra một thời gian dài, có thể là do bạc bị mòn khi đó phớt vênh và nước rỉ vào làm hai vòng bi bị rỉ sét.
  • Khi tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hai vòng bi bị đánh mòn và làm trục bị bào mòn dấn đến máy bị kêu ồn.
  • Còn trường hợp máy bị rung lắc thì nguyên nhân chính là do giảm sóc của máy giặt bị hỏng do mòn hai vòng mút bên trong. gây ra tiếng kêu ồn khó chịu. bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được sửa chữa kịp thời.

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

MẸO VẶT KHI CHỌN MUA MÁY GIẶT

Thông thường, người tiêu dùng khi chọn mua máy giặt đều hướng đến 2 tiêu chí sau :

1.Độ bền:

Là một trong những công cụ sử dụng hàng ngày, độ bền là một trong những yêu cầu quan trọng để chọn mua máy giặt. Độ bền thường khiến người tiêu dùng liên kết với thương hiệu, và cho đó là lựa chọn ưu tiên . Bên cạnh đó, không ít khách hàng còn quan tâm đến xuất xứ (địa điểm lắp ráp), và thường ưu tiên hàng nhập khẩu nguyên chiếc nếu có giá thành tương đương.

2. Hiệu quả:

Máy giặt vẫn bị chê là chưa thay thế được cách giặt tay truyền thống do độ giặt sạch chỉ tương đối và vẫn gây ra sự hư hỏng của quần áo. Cho nên bên cạnh độ bền, tiêu chí “sạch” rất được chú trọng, nhằm giảm bớt khoảng cách giữa giặt máy và giặt tay. Công nghệ hiện đại đang thực hiện điều đó. Những chiếc máy tiên tiến không còn xoắn quần áo gây hư hỏng, mà còn giặt được những chiếc áo dài, áo len (những thứ từng được xem là chống chỉ định giặt máy) với độ sạch trên cả mong đợi.

Sau hai tiêu chí đó, người mua mới chú trọng đến giá thành, nhu cầu sử dụng trong gia đình và những chức năng khác.

Máy giặt trên thị trường dành cho gia đình thường có khối lượng giặt giao động từ 5 – 13kg quần áo/lần giặt, trong đó mức phổ biến nhất là 6-7kg, khá ổn cho gia đình 4 thành viên. Mức giá cho dòng máy tầm trung (máy giặt cửa trên – lồng đứng) thương hiệu mạnh (Sanyo, Toshiba, Samsung, Hitachi, Panasonic…) chỉ từ 3 triệu đồng/cái, ngày càng dễ dàng tiếp cận nhiều gia đình.

Đối với những gia đình khá giả hơn thì loại máy giặt lồng nghiêng 10 độ hoặc lồng ngang được ưa chuộng bởi hiệu quả giặt sạch hơn hẳn. So với máy giặt lồng đứng, tính năng ưu việt nhất của máy giặt lồng ngang là cơ chế giặt chuyển động xoay tròn nên không gây ra hiện tượng quần áo xoắn dính lại với nhau. Nhờ vậy, quần áo được bảo vệ tốt hơn, dễ dàng hơn trong việc là ủi và sử dụng. Còn nhược điểm là thời gian giặt lâu (thường kéo dài 2 tiếng cho chương trình giặt bình thường) và không thể điều chỉnh lượng quần áo (tăng thêm hoặc bớt ra) trong quá trình giặt.

Cao cấp hơn là những chiếc máy giặt có giá từ 20 – 39 triệu đồng. Đó là những “hàng khủng” của công nghệ giặt ủi hiện đại, không chỉ giặt sạch mà còn là giặt an toàn và tiết kiệm, cũng như chức năng sấy khô đạt 98% giúp người tiêu dùng bỏ qua công đoạn phơi khô truyền thống mà không cần mua thêm 1 chiếc máy sấy nào nữa.
Bên cạnh đó, ngoại hình của chúng cũng cao cấp không kém, sẵn sàng thỏa mãn những người tiêu dùng khó tính nhất về thẩm mỹ. Những màu sắc sang trọng như màu đen hay xanh thẫm, hoặc màu đỏ rực rỡ gắn với hoa văn độc đáo … giúp máy giặt “hòa đồng” hơn với các sản phẩm nội thất và decor mỹ thuật khác trong gia đình.

MẸO VẶT KHI CHỌN MUA MÁY GIẶT

BÍ QUYẾT ĐỂ GIẶT SẠCH BẰNG MÁY

Bí quyết để giặt sạch bằng máy Không ít phụ nữ khi giặt máy thường than trời rằng giặt xong áo quần đôi khi vẫn vằn vệt những vết xà phòng.
Hoặc các chỗ khó như cổ áo sơ mi, tay áo… vẫn bẩn nguyên si.
Đó là do bạn chưa biết dùng máy giặt đúng cách
BÍ QUYẾT ĐỂ GIẶT SẠCH BẰNG MÁY

Không nghi ngờ gì nữa, máy giặt thực sự giúp giải phóng bạn khỏi vài tiếng "è cổ" giặt giũ mỗi ngày, và điều đó với phụ nữ hiện đại còn hơn cả tuyệt vời. Tuy nhiên, điều đó chỉ thực sự hiệu quả nếu bạn đủ kiến thức để vận hành chúng.Để tránh tình trạng máy giặt xong mà bạn phải đi vò lại, hoặc áo quần loang lổ, trước tiên bạn cần hiểu rõ một điều: Về bản chất, máy giặt được thiết kế dựa trên việc mô phỏng động tác vò quần áo, tức là các vết bẩn trên quần áo được giặt sạch nhờ chuyển động xoáy của dòng nước bên trong máy kết hợp với bột giặt.

Máy hoàn toàn không có “mắt” để phân biệt được vết bẩn nằm ở đâu trên quần áo. Vậy bí quyết nằm ở chỗ là phải hiểu được cách vận hành của máy, thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng của từng loại máy, và nhất thiết cần có một loại bột giặt “thông minh”, với công thức thiết kế đặc biệt phù hợp với máy, chứ không nên sử dụng bột giặt thường.

Cụ thể, bạn nên tìm hiểu loại vải nào thì nên sử dụng chế độ giặt mạnh, loại vải nào nên sử dụng chế độ giặt vừa hoặc giặt nhẹ. Việc điều chỉnh lượng nước, thời gian giặt… cũng cần thực hiện đúng, phù hợp, thay vì chỉ bấm bừa theo ý thích.

Bạn cũng cần kiểm tra áp lực nước cấp cho máy, tăng cường sử dụng máy bơm trong trường hợp cần thiết. Vì đôi khi, nước vào máy quá yếu, khiến máy hoạt động không tốt, hoặc khiến bột giặt trong ngăn đựng của máy không chảy ra hết mà bị đặc quánh lại ở hai bên thành ngăn. Lớp bột giặt đặc quánh này sẽ tiếp tục bị đưa vào quần áo trong quá trình xả trước khi sấy khiến quần áo sau khi giặt xong vẫn không thật sạch.

Một điều quan trọng khác nữa là: Đừng bao giờ sử dụng bột giặt tay để đem giặt máy và nghĩ rằng chúng cũng đều là bột giặt như nhau.

Thực tế, bột giặt tay thường có công thức tạo nhiều bọt hơn, độ hòa tan kém hơn bột giặt máy. Chính vì thế khi sử dụng bột giặt tay cho giặt máy, bọt xà phòng sinh ra quá nhiều sẽ tràn qua lồng giặt, làm ẩm môi trường bên trong máy và mô tơ nên máy dễ hư hỏng.

Trong khi đó, bột giặt với công thức riêng dành cho máy thường ít bọt hơn nhưng lại có năng lực tẩy rửa cao hơn, làm cho quần áo xả mau sạch và có thể tiết kiệm được 1-2 lần nước.

Bằng những bí quyết nhỏ như thực hiện đúng chế độ giặt theo hướng dẫn, sử dụng bột giặt dành riêng cho máy, những phụ nữ hiện đại có thể tiết kiệm cho mình nhiều thời gian để chăm sóc gia đình, chăm sóc bản thân.

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MÁY GIẶT

Sau khi cho quần áo vào máy giặt, chị Hương (Khâm Thiên, Hà Nội), làm nhỏ nước lên bảng điều khiển, dù đã lau đi, nhưng khi ấn nút, nhưng chị vẫn giật bắn người vì điện giật. Hóa ra, lúc di chuyển, chồng chị cắm phích không đúng chiều.

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MÁY GIẶT

Theo anh Trần Đức, chủ một cửa hàng trên phố Tôn Đức Thắng (Hà Nội), trường hợp như gia đình chị Hương không phải là hiếm gặp.
Với nguồn điện 220V hiện nay, ở một số khu vực sử dụng điện một pha, khi dùng phích cắm hai cực có một dây nguội (là dây tiếp đất sẵn) và một dây nóng.
Do vậy, khi cắm lại điện cho đồ dùng, người sử dụng có khi vô tình đảo cực phích cắm điện.
Cực dẫn dòng điện bị rò cắm không đúng vào dây nguội đã được tiếp đất thì sẽ xảy ra hiện tượng mát điện.

Ngoài ra cũng theo anh, hiện tượng sờ vào máy giặt bị giật có thể do người sử dụng đặt máy không đúng chỗ. Đặt máy tại nơi ẩm ướt, không bằng phẳng cũng có thể dẫn đến hiện tượng bị giật.

Để tránh những sự cố như trên, người tiêu dùng cần tuân thủ một số nguyên tắc: không lắp máy giặt trong phòng tắm hoặc những nơi ẩm thấp, hay bị hắt mưa hay có ánh nắng mặt trời soi trực tiếp. Vị trí đặt máy không thích hợp sẽ làm giảm tuổi thọ của máy, thậm chí bạn có thể bị điện giật. Bạn cũng không nên để máy trong bếp vì các chất dầu mỡ, mặn bám vào vỏ máy sẽ làm gỉ vỏ máy.

Ngoài ra, cũng cần lưu ý lắp đường dây cấp điện, đường cấp nước thải càng gần máy càng tốt. Để đảm bảo an toàn, trước ổ cắm vào máy bạn nên lắp automat loại 2 pha. Mỗi khi giặt hay giặt xong chỉ cần tắt, bật automat vừa tiện lợi vừa an toàn vì người sử dụng không phải cầm vào dây điện cắm. Khi không sử dụng máy, bạn nên rút phích cắm điện, để các vi mạch điều khiển không bị hư hỏng do phải ngâm điện trong thời gian dài.

Một số gia đình có thói quen giặt trước bằng tay rồi mới cho vào máy để giặt, khi đó cần chú ý tránh để nước rơi từ quần áo vào mạch điều khiển gây chạm mạch, hư hỏng làm sai lệch chức năng. Khi cho quần áo vào nên dàn đều tránh để lệch một góc.

Cha mẹ cũng cần lưu ý nhắc trẻ, khi máy đang hoạt động không chơi đùa bên máy, không cho tay vào thùng giặt hoặc thò tay vào đáy máy, các bộ phận khác để tránh những tai nạn không đáng có.

NHỮNG SAI LẦM KHI SỬ DỤNG MÁY GIẶT

Nếu không biết cách sử dụng, chiếc máy giặt sẽ vô tình trở thành ẩn họa sức khỏe cho gia đình bạn.


 
NHỮNG SAI LẦM KHI SỬ DỤNG MÁY GIẶT

 
 
Trong cuộc sống hiện đại, máy giặt ngày càng trở thành thiết bị gia đình không thể thiếu của nhiều gia đình vì nó tiện dụng, tiết kiệm thời gian cũng như công sức của con người. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, máy giặt sẽ vô tình trở thành ẩn họa sức khỏe cho gia đình bạn.
 
Dưới đây là những thiếu sót mà rất nhiều người mắc phải khi sử dụng máy giặt:
 
1. Không làm sạch máy giặt thường xuyên
 
Người tiêu dùng đang phụ thuộc vào bột giặt, ngỡ rằng nó sẽ loại bỏ hết đất bẩn và vi khuẩn. Nhưng trừ khi bạn sử dụng chất tẩy trắng hay nước cực nóng, còn trong các trường hợp khác vi khuẩn sẽ không chết.
 
Chúng ở lại trong máy giặt. 
 
Quần áo bẩn của bạn thậm chí còn bẩn hơn sau khi đã chạy qua máy giặt. Đó là vì trong máy chứa vô vàn tạp khuẩn sẽ bám vào vải.
 
"Nếu bạn giặt một đống quần áo lót, sẽ có khoảng 100 triệu con E.coli trong nước xả, và chúng có thể truyền vào đống quần áo tiếp theo", Charles Gerba, giáo sư về vi sinh tại Đại học Arizona (Mỹ), đã thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu về những loại vi khuẩn gây thối trong máy giặt nói.
 
Vì vậy, cứ khoảng 3 tháng một lần, bạn nên định kỳ làm sạch lồng giặt bằng chất tẩy và nước mà không có quần áo bên trong (máy chạy không quần áo). Ngoài ra, hãy để quần áo bạn khô dưới nắng mặt trời, vì ánh nắng giúp diệt khuẩn hiệu quả nhất.
 
2. Sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa
 
 
Nhiều người tin rằng quần áo dơ bẩn nếu sử dụng nhiều chất tẩy rửa sẽ làm sạch hiệu quả hơn.
 
Tuy nhiên nếu lượng nước không đúng hay thời gian xả nước không đủ (nhất là với những người tiết kiệm nước và thời gian bằng nước xả vải "một lần xả") sẽ dẫn đến quần áo thường còn sót lại hóa chất. Hầu hết các chất tẩy rửa là các hợp chất alkyl benzen không chỉ gây kích ứng cho da mà còn ảnh hưởng đến chức năng gan.
 
3. Giặt chung tất cả các loại quần áo
 
Cứ sau 5 tháng sử dụng, lượng vi khuẩn, nấm mốc trong máy giặt sẽ tăng vọt. Các bào tử nấm mốc lan tỏa khắp lồng máy giặt theo chuyển động của nước. Một số loại nấm thậm chí vẫn sống sót dưới ánh nắng mặt trời.
 
Vì vậy, thói quen bỏ lẫn cả đồ lót và đồ dài vào giặt như của một số người nhằm tiết kiệm thời gian cũng như lượng nước dùng sẽ khiến quần áo dễ bị ô nhiễm chéo và có hại sức khỏe. 
 
Bạn nên để máy giặt tại nơi khô ráo, phân loại đồ lót và quần áo mặc ngoài để giặt riêng. Mỗi lần giặt xong, nên mở nắp máy giặt để thông gió trong vài giờ, giúp máy không bị ẩm ướt. Quần áo giặt xong nên phơi ngay, không “tích trữ” lâu trong khoang máy. 
 
4. Mối nguy hiểm về vi phạm an toàn
 
 
- Nguy cơ bị điện giật: Đừng kéo dây và rút phích cắm điện. Không sử dụng tay ướt để cắm / rút phích cắm.
 
- Nguy cơ nổ: giặt quần áo có chứa dung môi, dễ tạo ra nguy cơ cháy nổ.
 
- Nguy cơ bỏng: Giặt, rửa, sấy nhiệt độ cao, cửa kính máy giặt sẽ nóng, dễ tạo ra nguy cơ bị bỏng.

Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

Mẹo vặt giặt quần áo không phai màu cực hay

Không ít phụ nữ khi giặt máy thường than trời rằng giặt xong áo quần đôi khi vẫn vằn vệt những vết xà phòng. Hoặc các chỗ khó như cổ áo sơ mi, tay áo… vẫn bẩn nguyên si. Đó là do bạn chưa biết dùng máy giặt đúng cách. Dưới đây là những lưu ý:


          Ảnh minh họa.
Không nghi ngờ gì nữa, máy giặt thực sự giúp giải phóng bạn khỏi vài tiếng "è cổ" giặt giũ mỗi ngày, và điều đó với phụ nữ hiện đại còn hơn cả tuyệt vời. Tuy nhiên, điều đó chỉ thực sự hiệu quả nếu bạn đủ kiến thức để vận hành chúng.

Để tránh tình trạng máy giặt xong mà bạn phải đi vò lại, hoặc áo quần loang lổ, trước tiên bạn cần hiểu rõ một điều: Về bản chất, máy giặt được thiết kế dựa trên việc mô phỏng động tác vò quần áo, tức là các vết bẩn trên quần áo được giặt sạch nhờ chuyển động xoáy của dòng nước bên trong máy kết hợp với bột giặt.
Máy hoàn toàn không có “mắt” để phân biệt được vết bẩn nằm ở đâu trên quần áo. Vậy bí quyết nằm ở chỗ là phải hiểu được cách vận hành của máy, thực hiện đúng hướng dẫn sử dụng của từng loại máy, và nhất thiết cần có một loại bột giặt “thông minh”, với công thức thiết kế đặc biệt phù hợp với máy, chứ không nên sử dụng bột giặt thường.
Cụ thể, bạn nên tìm hiểu loại vải nào thì nên sử dụng chế độ giặt mạnh, loại vải nào nên sử dụng chế độ giặt vừa hoặc giặt nhẹ. Việc điều chỉnh lượng nước, thời gian giặt… cũng cần thực hiện đúng, phù hợp, thay vì chỉ bấm bừa theo ý thích.
Bạn cũng cần kiểm tra áp lực nước cấp cho máy, tăng cường sử dụng máy bơm trong trường hợp cần thiết. Vì đôi khi, nước vào máy quá yếu, khiến máy hoạt động không tốt, hoặc khiến bột giặt trong ngăn đựng của máy không chảy ra hết mà bị đặc quánh lại ở hai bên thành ngăn. Lớp bột giặt đặc quánh này sẽ tiếp tục bị đưa vào quần áo trong quá trình xả trước khi sấy khiến quần áo sau khi giặt xong vẫn không thật sạch.
Một điều quan trọng khác nữa là: Đừng bao giờ sử dụng bột giặt tay để đem giặt máy và nghĩ rằng chúng cũng đều là bột giặt như nhau.
Thực tế, bột giặt tay thường có công thức tạo nhiều bọt hơn, độ hòa tan kém hơn bột giặt máy. Chính vì thế khi sử dụng bột giặt tay cho giặt máy, bọt xà phòng sinh ra quá nhiều sẽ tràn qua lồng giặt, làm ẩm môi trường bên trong máy và mô tơ nên máy dễ hư hỏng.
Trong khi đó, bột giặt với công thức riêng dành cho máy thường ít bọt hơn nhưng lại có năng lực tẩy rửa cao hơn, làm cho quần áo xả mau sạch và có thể tiết kiệm được 1-2 lần nước.
Bằng những bí quyết nhỏ như thực hiện đúng chế độ giặt theo hướng dẫn, sử dụng bột giặt dành riêng cho máy, những phụ nữ hiện đại có thể tiết kiệm cho mình nhiều thời gian để chăm sóc gia đình, chăm sóc bản thân.
Việc sử dụng các công cụ hỗ trợ công việc gia đình là nhu cầu thiết thực và chính đáng, nó giúp giải phóng chị em khỏi những công việc nặng nhọc và có nhiều thời gian cho công việc, và nhiều nhu cầu khác của cuộc sống. Trong đó, rất nhiều gia đình đã sử dụng máy giặt. Vậy làm thế nào để sử dụng máy giặt hiệu quả nhất?
                


Nắm vững được một số “mẹo” nhỏ khi sử dụng, máy giặt sẽ dùng được bền lâu và mang lại hiệu quả sử dụng cao.
Phân loại chất liệu quần áo trước khi giặt
Trước khi thả quần áo vào máy giặt, bạn nên dành một chút thời gian để phân loại các chất liệu của từng loại vải. Tùy theo loại quần áo mà ta chọn thời gian hoặc chế độ giặt thích hợp. Ví dụ như: quần áo dạng sợi tổng hợp, tơ lụa giặt từ 2-5 phút, quần áo bình thường (vải cotton) giặt từ 6-9 phút, nếu quần áo quá bẩn thì ta nên ngâm bên ngoài trước khi cho vào máy giặt. Những việc này giúp chúng ta rút ngắn thời gian giặt, sử dụng hợp lý, ngoài việc tiết kiện được điện và nước mà còn giúp chúng ta bảo vệ được quần áo và kéo dài tuổi thọ của máy giặt.
Cẩn trọng khi giặt bằng nước nóng
Nếu cần phải giặt bằng nước nóng, tùy theo loại vải mà lựa chọn nhiệt độ nước thích hợp. Thông thường nhiệt độ thích hợp sử dụng là khoảng 40oC. Ở nhiệt độ này, bột giặt sẽ ngấm tốt hơn vào đồ giặt, giúp đánh tan những vết bẩn. Nếu giặt nước nóng quá sẽ làm quần áo dễ biến dạng và mất tính đàn hồi.
Có phải hễ giặt máy là… không sạch?
Nhiều phụ nữ vẫn bị ám ảnh bởi suy nghĩ này. Giặt bằng máy tiết kiệm thời gian, công sức. Nhưng không ít lần, khi lấy quần áo đã giặt xong ra khỏi máy, bạn vẫn thầm bực mình với những vết bẩn còn sót lại. “Tôi để ý thấy áo quần thường hay bị dính xà phòng, xả không sạch hẳn. Một số vết bẩn khó giặt vẫn còn nguyên”, chị Lan Hương (nhân viên văn phòng làm việc tại Quận 5) cũng cùng ý nghĩ như chị Xuân.
Mỗi thành phố lớn có khoảng 40% số hộ gia đình sử dụng máy giặt. Trong số đó, hầu hết người từng hơn một lần phàn nàn về việc phải vò, chà lại những vết bẩn ở cổ áo, tay áo hoặc áo quần giặt xong vẫn dính vệt xà phòng.
Lý giải hiện tượng này, một chuyên gia kỹ thuật của nhà sản xuất máy giặt Sanyo cho biết: “Về bản chất, máy giặt được thiết kế dựa trên việc mô phỏng động tác vò quần áo. Khi giặt tay, bạn sử dụng lực từ tay và nhìn thấy những vết bẩn để cân đối việc sử dụng lực mạnh, yếu, giúp quần áo sạch “đúng ý”. Với máy giặt, các vết bẩn trên quần áo được giặt sạch nhờ chuyển động xoáy của dòng nước bên trong máy kết hợp với bột giặt. Máy giặt hoàn toàn không phân biệt được vết bẩn nằm ở đâu trên quần áo. Trong điều kiện đó, để giặt sạch quần áo, nhất thiết cần có một loại bột giặt công thức đặc biệt thiết kế cho máy, không nên sử dụng bột giặt thường”.
Với hiện tượng quần áo giặt xong còn dính vệt xà phòng trắng vằn vện, có người cho rằng do bỏ quá nhiều bột giặt nên máy xả không hết. Tuy nhiên, ngay cả khi đã bớt lượng bột giặt sau đó, tình trạng trên vẫn còn.
Thường khi gặp hiện tượng trên, nguyên nhân đầu tiên cần nghĩ đến là do bột giặt. Bên cạnh lý do bột giặt quá nhiều, khi giặt máy không thể xả hết được còn một lý do khác là loại bột giặt bạn đang sử dụng có độ hòa tan không tốt, không phù hợp với máy, công thức lẽ ra dành cho việc giặt tay thì lại được “ứng dụng” vào việc giặt máy. Nếu vì nguyên nhân dùng sai bột giặt này thì dù bạn có bỏ ít hơn, tình trạng đó vẫn xảy ra. 
Trong thực tế, nhiều người cùng gặp tình huống như chị. Nhưng thật ra, nếu sử dụng máy giặt đúng cách và bột giặt dành riêng cho máy thì kết quả sẽ sạch tốt hơn nhiều.

Điểm yếu của máy giặt?
Nhiều phụ nữ vẫn nghĩ rằng đây là điểm yếu của máy giặt. Giặt bằng máy tiết kiệm thời gian, công sức. Nhưng như nhận xét của chị Lan Hương “Tôi để ý thấy áo quần thường hay bị dính xà phòng, xả không sạch hẳn. Một số vết bẩn khó giặt vẫn còn nguyên”, chị Lan Hương (nhân viên văn phòng làm việc tại Q.5).
Qua khảo sát, hầu hết người sử dụng máy giặt đều đã từng hơn một lần phàn nàn về việc phải vò, chà lại những vết bẩn ở cổ áo, tay áo hoặc áo giặt xong vẫn dính vệt xà phòng.
Lý giải hiện tượng này, một chuyên gia kỹ thuật của nhà sản xuất máy giặt cho biết: “Về bản chất, máy giặt được thiết kế dựa trên việc mô phỏng động tác vò quần áo. Khi giặt tay, bạn sử dụng lực từ tay và nhìn thấy những vết bẩn để cân đối việc sử dụng lực mạnh, yếu, giúp quần áo sạch “đúng ý”. Với máy giặt, các vết bẩn trên quần áo được giặt sạch nhờ chuyển động xoáy của dòng nước bên trong máy kết hợp với bột giặt. Máy giặt hoàn toàn không phân biệt được vết bẩn nằm ở đâu trên quần áo. Trong điều kiện đó, để giặt sạch quần áo, nhất thiết cần có một loại bột giặt công thức đặc biệt thiết kế cho máy, không nên sử dụng bột giặt thường”.

Với máy giặt, các vết bẩn trên quần áo được giặt sạch nhờ chuyển động xoáy của dòng nước bên trong máy kết hợp với bột giặt.
Với hiện tượng quần áo giặt xong còn dính vệt xà phòng trắng vằn vện, có người cho rằng do bỏ quá nhiều bột giặt nên máy xả không hết. Tuy nhiên, ngay cả khi đã bớt lượng bột giặt sau đó, tình trạng trên vẫn còn.
Thường khi gặp hiện tượng trên, nguyên nhân đầu tiên cần nghĩ đến là do bột giặt. Bên cạnh lý do bột giặt quá nhiều, khi giặt máy không thể xả hết được còn một lý do khác là loại bột giặt đang sử dụng có độ hoà tan không tốt, không phù hợp với máy, công thức lẽ ra dành cho việc giặt tay thì lại được “ứng dụng” vào việc giặt máy. Nếu vì nguyên nhân dùng sai bột giặt này thì dù bạn có bỏ ít hơn, tình trạng đó vẫn xảy ra.
Cần dùng bột giặt đúng cho máy
Đây là lời khuyên quan trọng nhất từ nhiều chuyên gia máy giặt. “Bột giặt tay khi đem dùng cho máy giặt sẽ tao ra quá nhiều bọt, ảnh hưởng đến hoạt động và độ bền của máy. Khi bọt quá nhiều sẽ tràn qua lồng giặt, làm ẩm môi trường bên trong máy và mô tơ nên máy dễ hư hỏng. Thực tế máy giặt có thể sử dụng lâu hơn và vận hành hiệu quả hơn nếu các bà nội trợ sử dụng bột giặt dành riêng cho máy”, một chuyên gia kỹ thuật máy giặt cho biết.

Để giặt sạch quần áo, nhất thiết phải sử dụng bột giặt dành riêng cho máy giặt.
Bột giặt với công thức riêng dành cho máy thường ít bọt hơn nhưng lại có năng lực tẩy rửa cao hơn, làm cho quần áo xả được mau sạch và có thể tiết kiệm được 1-2 làn nước. Các chuyên gia máy giặt cũng khuyên, người sử dụng nên tìm hiểu kỹ về các chế độ giặt trong máy, những hướng dẫn sử dụng về lượng nước để điều chỉnh thích hợp. Cũng nên lưu ý phân biệt các loại vải dày như jeans, kaki… thì cần có lượng bột giặt và nước nhiều hơn cũng như thế độ giặt mạnh hơn so với các loại vải mỏng khác, để đảm bảo quần áo được giặt sạch.
Việc cuối cùng cần thực hiện để quần áo giặt bằng máy vẫn sạch như giặt bằng tay và tiết kiệm thời gian công sức hơn là nên kiểm tra áp lực nước cấp cho máy. Thường, khi giặt máy bạn sẽ cho bột giặt vào ngăn đựng của máy. Nếu nước yếu, bột giặt trong ngăn đựng không chảy ra hết mà bị đặc lại ở hai bên thành ngăn. Một phần lượng bột giặt này được đưa vào quần áo trong quá trình xả trước khi sấy nên quần áo sẽ không được xả sạch.
Sử dụng đúng loại bột giặt dành riêng cho máy, đúng chế độ giặt theo hướng dẫn và áp lực nước phù hợp, việc giặt bằng máy sẽ cho kết quả giặt sạch vượt trội mà lại tiết kiệm được thời gian và công sức hơn



Một vài lưu ý chung


- Giặt khối lượng đồ phù hợp với công suất máy. Điều này sẽ giúp máy giặt đạt hiệu quả cao

- Những loại vải dày như jeans, kaki… thì cần có lượng bột giặt và nước nhiều hơn cũng như chế độ giặt mạnh hơn so với các loại vải mỏng khác, để đảm bảo quần áo được giặt sạch.

- Về thời gian, với chất liệu quần áo dạng sợi tổng hợp, lông hay tơ nên giặt khoảng 2-4 phút; quần áo bình thường giặt 6-8 phút; Nếu quần áo quá bẩn, bạn có thể giặt từ 10-12 phút

- Các loại vải như tơ tằm thích hợp với chế độ giặt nhẹ; quần áo bình thường chọn chế độ vừa; với các loại jean và kaki thì mới nên chon chế độ giặt mạnh.

- Bạn cũng cần kiểm tra áp lực nước cấp cho máy, tăng cường sử dụng máy bơm trong trường hợp cần thiết. Vì đôi khi, nước vào máy quá yếu, khiến máy hoạt động không tốt, hoặc khiến bột giặt trong ngăn đựng của máy không chảy ra hết

- Sử dụng bột giặt với công thức riêng dành cho máy thường ít bọt hơn nhưng lại có năng lực tẩy rửa cao hơn, làm cho quần áo xả mau sạch và có thể tiết kiệm được 1-2 lần nước.

Bằng những bí quyết nhỏ như thực hiện đúng chế độ giặt theo hướng dẫn, sử dụng bột giặt dành riêng cho máy, bạn có thể tiết kiệm cho mình nhiều thời gian mà áo quần luôn sạch.
Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, để sử dụng máy giặt được bền lâu và hiệu quả, người sử dụng nên “găm” cho mình những “mẹo” nhỏ sau đây:
- Không giặt quần áo đã dính xăng, dầu vì có thể gây ra cháy, nổ. Những quần áo không thấm nước cũng nên có cách giặt riêng (giặt tay hoặc giặt khô).
- Không nên đặt máy giặt ở những nơi ẩm ướt vì có thể gây rò rỉ điện. Để tránh tình trạng rò rỉ điện nên nối đất. Nên đặt máy ở những nơi khô thoáng.
- Phải kê máy giặt thật vững chắc, trên bề mặt phẳng, bốn chân đều nhau tránh cập kênh. Khi giặt hay vắt phải phân bố quần áo đều tránh tình trạng dồn sang một bên làm máy bị rung, lắc, phát ra nhiều tiếng ồn.
- Tránh sử dụng máy giặt trong một thời gian dài (giặt liên tục từ mẻ đồ này đến mẻ đồ khác).
- Sau 1 hoặc 2 tháng nên vệ sinh bên ngoài máy giặt cũng như lồng giặt. Điều này giúp ta bảo quản tốt hơn cũng như tránh vi khuẩn sinh sôi.
Những sai lầm gây hại khi sử dụng máy giặt

Nếu không biết cách sử dụng, chiếc máy giặt sẽ vô tình trở thành ẩn họa sức khỏe cho gia đình bạn.
Trong cuộc sống hiện đại, máy giặt ngày càng trở thành thiết bị gia đình không thể thiếu của nhiều gia đình vì nó tiện dụng, tiết kiệm thời gian cũng như công sức của con người. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng, máy giặt sẽ vô tình trở thành ẩn họa sức khỏe cho gia đình bạn.
Dưới đây là những thiếu sót mà rất nhiều người mắc phải khi sử dụng máy giặt:

1. Không làm sạch máy giặt thường xuyên

Người tiêu dùng đang phụ thuộc vào bột giặt, ngỡ rằng nó sẽ loại bỏ hết đất bẩn và vi khuẩn. Nhưng trừ khi bạn sử dụng chất tẩy trắng hay nước cực nóng, còn trong các trường hợp khác vi khuẩn sẽ không chết. Chúng ở lại trong máy giặt. 
Quần áo bẩn của bạn thậm chí còn bẩn hơn sau khi đã chạy qua máy giặt. Đó là vì trong máy chứa vô vàn tạp khuẩn sẽ bám vào vải. 
"Nếu bạn giặt một đống quần áo lót, sẽ có khoảng 100 triệu con E.coli trong nước xả, và chúng có thể truyền vào đống quần áo tiếp theo", Charles Gerba, giáo sư về vi sinh tại Đại học Arizona (Mỹ), đã thực hiện một nghiên cứu chuyên sâu về những loại vi khuẩn gây thối trong máy giặt nói.
Vì vậy, cứ khoảng 3 tháng một lần, bạn nên định kỳ làm sạch lồng giặt bằng chất tẩy và nước mà không có quần áo bên trong (máy chạy không quần áo). Ngoài ra, hãy để quần áo bạn khô dưới nắng mặt trời, vì ánh nắng giúp diệt khuẩn hiệu quả nhất.

2. Sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa

Nhiều người tin rằng quần áo dơ bẩn nếu sử dụng nhiều chất tẩy rửa sẽ làm sạch hiệu quả hơn. 
Tuy nhiên nếu lượng nước không đúng hay thời gian xả nước không đủ (nhất là với những người tiết kiệm nước và thời gian bằng nước xả vải "một lần xả") sẽ dẫn đến quần áo thường còn sót lại hóa chất. Hầu hết các chất tẩy rửa là các hợp chất alkyl benzen không chỉ gây kích ứng cho da mà còn ảnh hưởng đến chức năng gan.

3. Giặt chung tất cả các loại quần áo

Cứ sau 5 tháng sử dụng, lượng vi khuẩn, nấm mốc trong máy giặt sẽ tăng vọt. Các bào tử nấm mốc lan tỏa khắp lồng máy giặt theo chuyển động của nước. Một số loại nấm thậm chí vẫn sống sót dưới ánh nắng mặt trời. 
Vì vậy, thói quen bỏ lẫn cả đồ lót và đồ dài vào giặt như của một số người nhằm tiết kiệm thời gian cũng như lượng nước dùng sẽ khiến quần áo dễ bị ô nhiễm chéo và có hại sức khỏe. 
Bạn nên để máy giặt tại nơi khô ráo, phân loại đồ lót và quần áo mặc ngoài để giặt riêng. Mỗi lần giặt xong, nên mở nắp máy giặt để thông gió trong vài giờ, giúp máy không bị ẩm ướt. Quần áo giặt xong nên phơi ngay, không “tích trữ” lâu trong khoang máy. 
4. Mối nguy hiểm về vi phạm an toàn

- Nguy cơ bị điện giật: Đừng kéo dây và rút phích cắm điện. Không sử dụng tay ướt để cắm / rút phích cắm.
- Nguy cơ nổ: giặt quần áo có chứa dung môi, dễ tạo ra nguy cơ cháy nổ.
- Nguy cơ bỏng: Giặt, rửa, sấy nhiệt độ cao, cửa kính máy giặt sẽ nóng, dễ tạo ra nguy cơ bị bỏng.

Bài viết xem nhiều nhất

SỬA CHỮA TẠI NHÀ